Chú thích Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa

  1. Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn hình thành 1949 - 1955 với danh xưng ban đầu là Quân đội Quốc gia Tr. 245.
  2. Tham mưu phó phụ trách về các bộ phận: Tổ chức, Nhân viên, Hành quân, Huấn luyện và Tiếp vận.
  3. Tháng 3 năm 1960, Phòng Tổng quản trị được tách ra từ Phòng 1, thay thế cho Phòng Tổng nghiên cứu
  4. Tháng 11/1964, Phòng 4 Tiếp vận được cải tổ thành Tổng cục Tiếp vận với cơ cấu đầy đủ gồm Bộ tham mưu, các khối, phòng, ban v.v...
  5. Cuối năm 1964, Phòng Quân huấn được cải tổ thành Tổng cục Quân huấn với cơ cấu đầy đủ gồm Bộ tham mưu, các khối, phòng, ban v.v...
  6. Đầu năm 1965, Nha Chiến tranh Tâm lý được cải tổ thành Tổng cục Chiến tranh Chính trị với cơ cấu đầy đủ gồm Bộ tham mưu, các khối, phòng, ban v.v...
  7. Gồm có 16 đơn vị trực thuộc: Cục Quân y, Cục Truyền tin, Cục Công binh, Cục Quân nhu, Cục Quân cụ, Cục Quân vận, Cục Quân Tiếp vụ, Cục Mãi dịch, Lục quân Công xưởng, Tổng kho Long Bình, Trung tâm Điện toán, các Bộ chỉ huy Quân vận 1 Thống thuộc Quân đoàn I) BCH Quân vận 2 (Thống thuộc Quân đoàn II ở Cao nguyên), BCH Quân vận 3 (Thống thuộc Quân đoàn III), BCH Quân vận 4 (Thống thuộc Quân đoàn IV) và BCH Quân vận 5 (Thống thuộc Quân đoàn II ở Duyên hải)
  8. Gồm có 23 đơn vị trực thuộc: Trường Chỉ huy và Tham mưu, Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, Trường Võ khoa Thủ Đức, Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế, Trường Thiếu sinh quân Trường Quân y, Trường Tổng Quản trị, Trường Thiết Giáp, Trường Truyền tin, Trường Pháo binh, Trường Tiếp vận, Trường Công binh, Trường Sinh ngữ Quân đội, Trường Nữ Quân nhân, Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, Trung tâm Huấn luyện Đống Đa, Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn, Trung tâm Huấn luyện Dục Mỹ, Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp, Trung tâm Huấn luyện Chi Lăng, Trung tâm Huấn luyện Hòa Cầm, Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang và Trung tâm Huấn luyện Không quân. Ngoài ra, Tổng cục Quân huấn còn có trách nhiệm gián tiếp với một số trường và trung tâm huấn luyện khác thuộc các quân binh chủng và các quân khu trực thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Xem bài Danh sách quân trường Việt Nam Cộng hòa.
  9. Gồm có 7 đơn vị trực thuộc: Cục An ninh Quân đội, Cục Chính huấn, Cục Tâm lý chiến, Cục Xã hội, Tổng nha Tuyên úy (gồm các Nha Tuyên úy Công Giáo, Phật Giáo và Tin Lành), Trường Đại học Chiến tranh Chính trị và Trung tâm Huấn luyện Chiến tranh Chính trị
  10. Gồm có 6 Sư đoàn trực thuộc: Sư đoàn 1 (Phối thuộc Quân đoàn I), Sư đoàn 2 (Phối thuộc Quân đoàn II), Sư đoàn 3 (Phối thuộc Quân đoàn III), Sư đoàn 4 (Phối thuộc Quân đoàn IV), Sư đoàn 5 (Phối thuộc Quân đoàn III) và Sư đoàn 6 (Phối thuộc Quân đoàn II).
  11. Gồm có các đơn vị trực thuộc: Hải khu 1 (Phối thuộc Quân khu 1), Hải khu 2 (Phối thuộc Quân khu 2), Hải khu 3 (Phối thuộc Quân khu 3), Hải khu 4 (Phối thuộc Quân khu 4), Hải khu 5 (Phối thuộc Quân khu 4), Vùng 3 Sông ngòi (Phối thuộc Quân khu 3), Vùng 4 Sông ngòi (Phối thuộc Quân khu 4).
  12. Gồm có 4 Lữ đoàn Kỵ binh: Lữ đoàn 1 (Phối thuộc Quân đoàn I, có 5 Thiết đoàn), Lữ đoàn 2 (Phối thuộc Quân đoàn II, có 5 Thiết đoàn), Lữ đoàn 3 (Phối thuộc Quân đoàn III, có 6 Thiết đoàn), Lữ đoàn 4 (Phối thuộc Quân đoàn IV, có 5 Thiết đoàn).
  13. Binh chủng Pháo binh Việt Nam Cộng hòa là lực lượng yểm trợ tác chiến được phối thuộc với các Quân đoàn, các đơn vị Bộ binh, các đơn vị Tổng trừ bị và các Tiểu khu trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa gồm có 5 Bộ Chỉ huy Pháo binh trực thuộc 4 Quân đoàn và Biệt khu Thủ đô.
  14. Gồm có các đơn vị chủ lực và địa phương trực thuộc: Sư đoàn 1, Sư đoàn 2Sư đoàn 3 Bộ binh. Các Tiểu khu Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và Đặc khu Đà Nẵng.
  15. Gồm có các đơn vị chủ lực và địa phương trực thuộc: Sư đoàn 22Sư đoàn 23 Bộ binh. Các Tiểu khu Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận và Đặc khu Cam Ranh
  16. Gồm có các đơn vị chủ lực và địa phương trực thuộc: Sư đoàn 5, Sư đoàn 18Sư đoàn 25 Bộ binh. Các Tiểu khu Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Long An, Gia Định, Đô thành Sài GònĐặc khu Côn Sơn.
  17. Gồm có các đơn vị chủ lực và địa phương trực thuộc: Sư đoàn 7, Sư đoàn 9Sư đoàn 21 Bộ binh. Các Tiểu khu An Giang, An Xuyên, Ba Xuyên, Bạc Liêu, Châu Đốc, Chương Thiện, Định Tường, Gò Công, Kiên Giang, Kiến Hòa, Kiến Phong, Kiến Tường, Phong Dinh, Sa Đéc, Vĩnh Bình, Vĩnh LongĐặc khu Phú Quốc.
  18. Trực thuộc Quân khu 3, gồm có: Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia ĐịnhCôn Sơn.
  19. Tính đến cuối tháng 4/1975: Cấp số có 5 Lữ đoàn với tổng số 15 Tiểu đoàn.
  20. Tính đến cuối tháng 4/1975: Cấp số có 4 Lữ đoàn: 147, 258, 369 và 468 với tổng số 12 Tiểu đoàn.
  21. Gồm có tổng số 17 Liên đoàn, có Bộ Chỉ huy Biệt động quân Trung ương tại Sài Gòn, quản lý các Liên đoàn 4, 6, 7, 8 và 9 là các đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ tổng Tham mưu. Bộ Chỉ huy Biệt động quân Quân khu 1 tại Đà Nẵng gồm các Liên đoàn 11, 12, 14 và 15 là các đơn vị Tổng trừ bị cho Quân đoàn I, Bộ Chỉ huy Quân khu 2 tại Pleiku gồm các Liên đoàn 21, 22, 23, 24 và 25 là các đơn vị Tổng trừ bị cho Quân đoàn II, Bộ Chỉ huy Biệt động quân Quân khu 3 tại Biên Hòa gồm có các Liên đoàn 31, 32 và 33 là các đơn vị Tổng trừ bị cho Quân đoàn III.
  22. Gồm có ba Bộ Chỉ huy Chiến thuật (tương tự cấp Tiểu đoàn), mỗi Bộ Chỉ huy Chiến thuật có 4 Biệt đội (tương tự cấp Đại đội) là đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng Tham mưu.
  23. Còn gọi là Trường Võ bị Địa phương Nam Việt đặt tại Vũng Tàu
  24. Xuất thân từ Trường sĩ quan.
  25. Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  26. Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định.
  27. Còn gọi là khóa 2 Võ bị Liên quân Viễn Đông đặt tại Vũng Tàu mang tên khoa Đỗ Hữu Vị
  28. Đại tá Nguyễn Kỳ Nguyện, sinh năm 1932 tại Mỹ Tho.
  29. Đại tá Lại Đức Chuẩn, sinh năm 1928 tại Thái Bình.
  30. Đại tá Hoàng Ngọc Lung, sinh năm 1932 tại Thái Bình.
  31. Đại tá Lê Hữu Tiền, sinh năm 1931 tại Sài Gòn.
  32. Đại tá Trần Văn Thăng, sinh năm 1928 tại Bắc Ninh.
  33. Xuất thân từ Trường Sĩ quan.
  34. Cấp bậc khi nhậm chức.
  35. Có nhiều tài liệu viết tướng Lê Văn Tỵ được truy phong (truy thăng khi từ trần) cấp Thống tướng. Thực tế, ông được phong cấp (thăng cấp) Thống tướng trước ngày từ trần gần ba tháng (thăng cấp ngày 21/7/1964, từ trần ngày 20/10/1964).